Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm đồ uống (Phần 1)
Kiểm nghiệm vi sinh
Một trong những thách thức lớn nhất của quá trình kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm là số lượng vi sinh vật phân bố không đồng đều trong mẫu thực phẩm. Một số vi sinh vật thích tồn tại và phát triển trên bề mặt trong khi số khác lại phát triển tốt bên trong thực phẩm. Dưới đây là 5 bước phổ biến trong quy trình kiểm nghiệm vi sinh trong mẫu thực phẩm:
1. Chuẩn bị mẫu
Đơn giản và chuẩn hóa việc xử lý mẫu thực phẩm khi chuẩn bị các dung dịch pha loãng để kiểm nghiệm trực tiếp hay nuôi cấy tăng sinh lượng vi sinh vật trong mẫu. Cho dù là phải đối mặt với yêu cầu pha loãng mẫu đạt độ chính xác cao trong khoảng thời gian ngắn hay là việc đồng nhất hóa đặc tính của mẫu, các giải pháp nuôi cấy vi sinh và quy trình chuẩn bị mẫu được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia lành nghề của DKSH sẽ giúp các nhà phân tích tối đa hóa hiệu quả quy trình kiểm tra vi sinh chứa trong thực phẩm.
1.1. Môi trường nuôi cấy – tăng sinh
Nuôi cấy tăng sinh là việc sử dụng môi trường dinh dưỡng nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của vi sinh vật mong muốn so với những vi sinh vật khác trong mẫu. Phương pháp này được thực hiện đơn giản bằng cách đưa vào môi trường nuôi cấy các chất dinh dưỡng hoặc tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của duy nhất loài vi sinh vật quan tâm. Nuôi cấy tăng sinh được sử dụng cho những đối tượng vi sinh vật tồn tại với số lượng nhỏ trong mẫu, nhằm mục đích gia tăng số lượng đến một lượng lớn nhất định có thể nghiên cứu được. Phương pháp này giúp các nhà phân tích phát hiện và xác định chính xác nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của từng loại vi sinh vật có trong mẫu.
Dung dịch pepton và canh Fraser là những môi trường tăng sinh phổ biến nhất được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hiện nay. Những loại môi trường này có thể được điều chế hoặc sử dụng môi trường pha chế sẵn.
Dòng thiết bị liên quan
Kính hiển vi huỳnh quang Leica DCM8
1.2. Chuẩn bị môi trường
Thông thường, các phòng thí nghiệm vi sinh thường sử dụng nồi hấp tiệt trùng để chuẩn bị và khử trùng môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Mặc dù nồi hấp là một phương tiện tiệt trùng lý tưởng, nhưng chúng không được thiết kế để duy trì khả năng sinh sản của môi trường nuôi cấy sinh vật một cách cẩn thận.
So sánh phương pháp truyền thống và phương pháp thay thế trong chuẩn bị môi trường
Nhược điểm của việc sử dụng nồi hấp để chuẩn bị môi trường nuôi cấy:
- Yêu cầu nhiều bước chuẩn bị bao gồm cân, pha loãng và làm nóng trước môi trường đông khô
- Nguy cơ gây nguy hiểm cho người chuẩn bị khi đun sôi môi trường trên bếp điện và xử lý chai lọ nóng
- Đun nóng quá mức có thể dẫn đến thay đổi độ pH, giảm độ bền của gel và làm giảm chất dinh dưỡng trong môi trường như vitamin, khoáng chất và peptit
- Thời gian gia nhiệt kéo dài có thể làm cho đường trong môi trường bị caramel hóa, giảm khả năng hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật
- Nhiệt độ ở các phần khác nhau của nồi hấp có thể khác nhau, dẫn đến sự thay đổi về hình thức và chất dinh dưỡng trong môi trường
Ngược lại, các thiết bị chuẩn bị môi trường đảm bảo đạt được độ vô trùng tối đa trong khi giảm thiểu sự phá hủy các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình nuôi cấy vi sinh. Chúng cho phép các nhà phân tích chuẩn bị môi trường nuôi cấy một cách thuận tiện, có độ lặp lại cao để cải thiện chất lượng tổng thể của môi trường
Ưu điểm của việc sử dụng thiết bị chuẩn bị môi trường nuôi cấy:
- Giảm đáng kể thời gian cần thiết khi chuẩn bị môi trường
- Cho phép chuẩn bị một lượng lớn môi trường nuôi cấy cùng một lúc
- Đảm bảo tính đồng nhất của môi trường
- Không cần cân và pha loãng nhiều từ môi trường nuôi cấy đông khô
- Giảm các thao tác thủ công, nguy cơ phát sinh lỗi và tạp nhiễm
- Cho phép truy xuất nguồn gốc đầy đủ khi chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Dòng thiết bị liên quan
BioMerieux Masterclave - Hệ thống Nấu và Tiệt trùng môi trường tự động
1.3. Máy dập mẫu, pha loãng mẫu và túi lọc
Những phân tích chất lượng cao trong phòng thí nghiệm vi sinh thực phẩm yêu cầu khâu chuẩn bị mẫu phải đạt hiệu quả cao. DKSH cung cấp một loạt các giải pháp cải tiến để tự động hóa việc chuẩn bị mẫu từ khâu tạo môi trường tăng sinh đến pha loãng và trộn mẫu, giảm đáng kể thời gian vận hành.
Máy pha loãng: Cân và pha loãng bằng máy pha loãng tự động áp dụng cho tất cả các cỡ mẫu thực phẩm, với trọng lượng tối đa lên đến 375 gam.
Máy dập mẫu: Máy dập mẫu không ồn cho phép đồng hóa mẫu nhanh chóng và đạt hiệu suất cao (đối với cỡ mẫu nhỏ và lớn).
Túi dập mẫu: Túi dập mẫu được thiết kế đặc biệt chuyên dùng để chuẩn bị mẫu một cách an toàn và hiệu quả với chi phí thấp. Túi có sẵn hoặc không có sẵn bộ lọc và cho phép truy xuất nguồn gốc.
Dòng thiết bị liên quan
2. Ủ mẫu
2.1. Tủ ấm
Việc nuôi cấy vi sinh vật hiệu quả đòi hỏi một quá trình ủ ổn định.
Dòng thiết bị có liên quan
2.2. Thiết bị giám sát điều kiện môi trường
Thiết bị giám sát điều kiện môi trường được thiết kế đáp ứng dễ dàng và linh hoạt các nhu cầu về giám sát môi trường, chất lượng và yêu cầu nghiêm ngặt của các phòng thí nghiệm vi sinh ngày nay. Ngoài ra, thiết bị này sẽ giúp các nhà phân tích đáp ứng các yêu cầu về quy định, đạt được công nhận và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời tiết kiệm thời gian nghiên cứu cũng như chi phí vận hành.
Dòng thiết bị có liên quan
Khám phá sản phẩm Labguard 3D mới
Là kết quả của hơn 15 năm liên tục đổi mới, sản phẩm Labguard 3D mới của BioMérieux được thiết kế để đáp ứng dễ dàng và linh hoạt các nhu cầu về giám sát môi trường, chất lượng và tuân thủ nghiêm ngặt của các phòng thí nghiệm vi sinh ngày nay. Labguard 3D giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng và chi phí với chất lượng đáng tin cậy.
Lợi ích:
- Kiểm soát toàn diện và liên tục tất cả các điều kiện môi trường: đo lường dễ dàng và tự động, có chức năng theo dõi, ghi chú và cảnh báo về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, CO2…
- Thông tin hiển thị rõ ràng giúp dễ đáng giá và công nhận
- Cảnh báo thời gian thực với kết nối không dây 24/7
- Truy xuất dữ liệu đầy đủ: khả năng tương thích với phần mềm Labguard và quản lý di động
- Giải pháp đo lường tiên tiến: phần cứng, phần mềm và dịch vụ
- Nhiều loại thiết bị bao gồm bộ phát, nhiều loại cảm biến, bộ thu và bộ ghi dữ liệu
- Đầy đủ các dịch vụ dài hạn: đào tạo, cập nhật, chứng nhận,…
Giúp việc truy xuất trở nên dễ dàng
Labguard 3D giúp việc đánh giá và công nhận trở nên dễ dàng với khả năng truy xuất nguồn gốc, chứng nhận và thông tin kiểm toán đầy đủ:
Tuân thủ: ISO 15189 / 21CFR PHẦN 11
Truy cập vào cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp (postgreSQL)
Kiểm soát hoàn toàn 24/7:
Đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu và hiệu suất của sản phẩm với giám sát không dây liên tục 24/7 để kiểm soát toàn bộ các điều kiện môi trường lưu trữ và vận chuyển. Trong cả quá trình bảo quản và chuyển giao, các nhà phân tích sẽ tin tưởng hoàn toàn về việc quản lý các mẫu, thuốc thử, vật liệu, kết quả bệnh nhân nhạy cảm và những dữ liệu quan trọng nhất của bản thân.
- Cảnh báo thời gian thực để can thiệp ngay lập tức khi cần
- Các công cụ plug-and-play: bộ dụng cụ hiệu chuẩn và lập bản đồ, bể hiệu chuẩn
3. Phát hiện vi sinh gây bệnh:
3.1. Môi trường nuôi cấy – Phát hiện vi sinh gây bệnh:
Thời gian nuôi cấy tiền tăng sinh (hay còn gọi là nuôi cấy sơ cấp) và tăng sinh chọn lọc (còn gọi là nuôi cấy thứ cấp) thường mất đến hơn 32 giờ. Do đó, việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy an toàn và hiệu quả là một phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào và vi sinh vật trong phòng thí nghiệm. Để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng môi trường nuôi cấy được thực hiện nhanh chóng và chính xác, DKSH cung cấp những đĩa môi trường nuôi cấy sẵn, sử dụng để phát hiện Salmonella và Listeria.
Salmonella
Sản phẩm phát hiện Salmonella theo tiêu chuẩn EN-ISO 6579: 2002
- Dung dịch đệm peptone (tăng sinh không chọn lọc)
- Canh Rappaport Vassiliadis (tăng sinh có chọn lọc)
- XLD và một số loại Agar khác: Hektoen Enteric Agar, Brilliant Green Agar, SS-Agar và môi trường nuôi cấy tạo màu như Salmonella Chromogen Agar hoặc HiCrome Salmonella Agar.
Listeria monocytogenes và Listeria spp.
Sản phẩm phát hiện Listeria theo tiêu chuẩn EN ISO 11290-1: 2017:
- Tăng vi sinh sơ cấp trong môi trường half-Fraser: 25 giờ ± 1 giờ.
- Tăng vi sinh thứ cấp trong môi trường Fraser: 24 giờ ± 2 giờ.
- Dịch nuôi cấy half-Fraser và Fraser có thể được bảo quản lạnh trước khi cấy chuyền hoặc phân lập trên thạch chọn lọc tối đa 72 giờ
- Các đĩa petri đã cấy vi sinh có thể được bảo quản lạnh tối đa hai ngày trước khi đọc kết quả
- Có thể kiểm tra lại dưới kính hiển vi đối với vi khuẩn Listeria spp gây bệnh.
- Có thể thực hiện thêm thử nghiệm CAMP và Catalase
- Được trang bị đặc tính mới với hiệu suất cao.
3.2. Môi trường nuôi cấy tạo màu
Môi trường nuôi cấy tạo màu này chứa các phân tử không màu hòa tan được gọi là chất tạo màu – chromogens, bao gồm cơ chất mục tiêu cho enzyme hoạt động cụ thể của vi sinh vật và chromophore – nhóm mang màu. Khi liên kết giữa chất nền và chromophore bị phân tách bởi một enzyme cụ thể do vi sinh vật mục tiêu tạo ra, thì chromophore sẽ được giải phóng. Ở dạng không liên hợp, chromophore thể hiện sắc tố màu đặc biệt đồng thời tạo thành kết tủa do khả năng hòa tan của hợp chất giảm.
Quý khách cần hỗ trợ thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Ms. Lê Thị Thùy Trang, Phòng Marketing, DKSH.
📞 Điện thoại: (+84) 906 654 815
✉ Email: tecinfo.vn@dksh.com
Để tìm hiểu thông tin thêm về bài viết có thể điền vào form dưới đây: