Kiểm nghiệm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Phần 1)

Kiểm nghiệm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Các tạp chất hóa học có thể xuất hiện trong thực phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, vì thế các cơ quan quản lý thực phẩm trên toàn cầu đã đặt ra nhiều quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm. Việc phân tích các tạp chất hóa học là một phần thiết yếu của quy trình kiểm tra, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng cũng như tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.

Kiểm nghiệm dinh dưỡng

Phân tích các giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm là điều cốt yếu để tuân thủ theo đúng quy định và thông số kỹ thuật được ghi trên nhãn thực phẩm. Hiểu được hàm lượng dinh dưỡng cũng là một phần trong quá trình phát triển và kiểm soát chất lượng sản phẩm mới. Việc phân tích dinh dưỡng chính xác sẽ đảm bảo rằng các nhà sản xuất thực phẩm có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định liên quan đến công bố dinh dưỡng và tránh sự chậm trễ tốn kém trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong phần 1 của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu về các giải pháp trong kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Trong phần 2 của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu về các giải pháp trong kiểm nghiệm dinh dưỡng 

Mời bạn đọc theo dõi nội dung

A. Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Tính xác thực thực phẩm

Kiểm nghiệm tính xác thực được sử dụng để chứng minh thực phẩm là xác thực và cách chúng được trình bày là đúng và chính xác. Gian lận thực phẩm là việc cố ý thay thế, bổ sung, giả mạo hoặc trình bày sai các sản phẩm hoặc thành phần thực phẩm. Điều này không chỉ làm giảm tính xác thực của thực phẩm, mà sự hiện diện của các chất tạp nhiễm độc hại hoặc không được khai báo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

10 sản phẩm có nguy sơ gian lận thực phẩm cao nhất

Có hai cách tiếp cận khác nhau để kiểm tra tính xác thực của thực phẩm, tùy thuộc vào loại gian lận và mức độ ảnh hưởng: phân tích có mục tiêu và không mục tiêu. Phân tích mục tiêu được sử dụng khi đã biết các chất tạp nhiễm hoặc thực phẩm được đề cập đã tích hợp sẵn các chất đánh dấu một cách tự nhiên.

  • Phân tích mục tiêu

Phân tích mục tiêu được sử dụng khi đã biết các vật liệu tạp nhiễm hoặc khi thực phẩm có chứa các hợp chất đánh dấu cụ thể. Phạm vi công nghệ được sử dụng trong kiểm tra mục tiêu là khá rộng, từ phương pháp hóa học ướt truyền thống, phương pháp sắc ký và khối phổ cho đến sinh học phân tử như qPCR và Giải trình tự thế hệ mới (NGS). NGS là công nghệ mới để bảo vệ người tiêu dùng chống lại gian lận thực phẩm. Việc xác định các loài có trong thực phẩm và mẫu thức ăn chăn nuôi là một bước quan trọng trong sản xuất, chúng tôi cung cấp các giải pháp xác minh nguồn gốc, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, bằng chứng xác thực và kiểm soát chất lượng trong xử lý và chế biến thực phẩm. Điều này cho phép các phòng thí nghiệm thực phẩm xác định các loài thực vật, cá và thịt có trong các mẫu thực phẩm phức tạp nhất.

  • Phân tích không mục tiêu (NTA)

Phân tích không nhắm mục tiêu (NTA) ngày càng phổ biến nhờ sự phát triển của công nghệ đo lường và phân tích dữ liệu. Toàn bộ hồ sơ hoặc các đặc điểm cụ thể của mẫu thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi được xác định dưới dạng dấu vân tay phân tử, kết quả sẽ được so sánh với dữ liệu tham chiếu từ cơ sở dữ liệu đã tạo trước đó. Nếu hình ảnh hồ sơ mới khớp với hồ sơ tham chiếu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, thì mẫu đó là xác thực.

Những dấu vấn tay của các phân tử này được lấy bằng cách sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, tùy thuộc loại thực phẩm và thuộc tính của chúng. Đối với các phân tử lớn, thiết bị MALDI-TOF có thể thu được thông tin trên cấu trúc phân tử có trong thực phẩm. Ngược lại, đối với các phân tử nhỏ hơn, các nhà nghiên cứu thường sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phương pháp quang phổ (như IR, NIR, Raman), ứng dụng sắc ký lỏng với nhiều phương pháp phát hiện khác nhau bao gồm cả phối khổ có độ phân giải cao như MS/ MS và QTOF cũng đang được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp phân tử được sử dụng phổ biến nhất trong xác minh sự thay thế loài hay xác định loài là real-time PCR. Tuy nhiên, thử nghiệm PCR bị giới hạn bởi số lượng phân tử mục tiêu có thể được xác định và phân biệt đồng thời yêu cầu kiến thức về loài cần tìm. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi thử nghiệm các loại thực phẩm đã qua các bước chế biến phức tạp, thường chứa nhiều loài sinh vật khác nhau.

Sự ra đời của công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) trong ngành thực phẩm đã tạo nên công cuộc cách mạng lớn hỗ trợ đắc lực việc kiêm tra tính xác thực thực phẩm.  Phương pháp NGS – tiếp cận không mục tiêu cho phép phát hiện và phân biệt chính xác hàng nghìn loài sinh vật khác nhau tồn tại trong mỗi mẫu bằng việc sử dụng giải trình tự DNA, phương pháp này được công nhận là một phương pháp đáng tin cậy nhằm hỗ trợ quá trình xác định các loài sinh vật đạt độ chính xác cao. Sau khi phân tích bằng phương pháp NGS, thu được hàng triệu trình tự gen của cá thể sinh vật giúp các nhà nghiên cứu xác định được các thành phần loài chứa trong các loại thực phẩm phức tạp, dựa vào việc mỗi loài sẽ chứa chuỗi DNA riêng biệt đặc thù. Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu có thể được đem so sánh với cơ sở dữ liệu với tất cả thông tin của các loài sinh vật có trong mẫu được tạo ra từ ban đầu.

Dư lượng kháng sinh (Thuốc thú ý/ Nội tiết tố/ Độc tố)

Theo WHO, khoảng một nửa lượng kháng sinh sản xuất ra hiện nay đều được sử dụng trong nông nghiệp, bao gồm cả ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị động vật mắc bệnh nhiễm trùng, phòng ngừa bệnh tật hoặc ngăn chặn bệnh lây lan trong đàn. Ở một số nơi, họ sử dụng kháng sinh để làm tăng trọng lượng vật nuôi, kháng sinh đối với trường hợp này thường được sử dụng với liều lượng thấp trong thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi nhằm đạt được năng suất cao.

Việc sử dụng kháng sinh đối với những động vật dùng làm nguồn thực phẩm có khả năng để lại dư lượng trong sản phẩm như thịt và sữa. Trong khi dư lượng ở mức thấp của một số loại kháng sinh được coi là an toàn, dư lượng của các kháng sinh khác (ví dụ như chloramphenicol) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và do đó bị cấm sử dụng cho động vật làm thực phẩm. Vậy có bao nhiêu loại kháng sinh tồn tại trong thực phẩm của chúng ta? Sẽ không có, miễn là thuốc được sử dụng đúng cách cho vật nuôi và thời gian chờ đợi theo luật định được tuân thủ trước khi động vật bị giết mổ. Thuốc kháng sinh chỉ hình thành dư lượng khi sử dụng không đúng cách hoặc với liều lượng quá cao. Thực phẩm có khả năng bị nhiễm dư lượng kháng sinh cao bao gồm cá và hải sản, thịt, nội tạng, sữa, trứng và mật ong.

Vấn đề chính của thuốc kháng sinh không phải là sự hiện diện quá nhiều của dư lượng trong thực phẩm, mà là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Mỗi lần sử dụng kháng sinh đều có nguy cơ vi khuẩn phát triển mạnh khả năng kháng thuốc, sau đó dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được, đặc biệt là khi xuất hiện đa kháng. Điều này dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn có thể không còn điều trị được và gây tử vong hàng loạt trong tương lai. Do đó, việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm là rất quan trọng - trong thú y cũng như trong y học con người.

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu được sử dụng khá phổ biến trong ngành nông nghiệp hiện nay với mục đích kiểm soát các loài gây hại cho cây trồng như côn trùng, động vật gặm nhấm, cỏ dại, vi khuẩn, nấm mốc và nấm. Vì bản chất chúng rất độc và có khả năng lây lan rộng trong môi trường tự nhiên, vậy nên việc sản xuất, phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu đòi hỏi chính phủ phải đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt và kiểm soát một cách chặt chẽ.

Sắc ký ghép khối phổ là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất được lựa chọn để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu tồn tại trong thực phẩm. Phương pháp đa dư lượng kết hợp với kỹ thật LC / MS và GC / MS thường phân tích được phần lớn các hợp chất được quan tâm

Bấm để tham khảo thêm các bài viết ứng dụng và tìm hiểu về webinar (hội thảo online) của chúng tôi 

Một số dòng sản phẩm liên quan:

     

Kim loại nặng

Các kim loại nặng, chẳng hạn như thủy ngân, chì, asen và cadmium, thường tồn tại tự nhiên trong môi trường. Điều này dẫn đến sự hiện diện của chúng trong thực phẩm, đặc biệt là hải sản. Việc vô tình tiêu thụ một lượng lớn kim loại nặng trong thời gian dài có thể khiến chúng ta gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bất chấp việc các cơ quan thực phẩm và đồ uống lớn như WHO, USFDA, Ủy ban Châu Âu FDA Trung Quốc thường xuyên ban hành quy định hàm lượng kim loại nặng chứa trong các sản phẩm tiêu dùng và thức ăn chăn nuôi, vấn đề an toàn lâu dài vẫn đặt ra một câu hỏi về mức độ phơi nhiễm (nồng độ theo thời gian). Các thử nghiệm phân tích hiện nay có thể gặp thách thức lớn vì việc phân tích tổng kim loại là không đủ mà còn cần thiết phải phân biệt giữa hợp chất hữu cơ và vô cơ.

Ba trong số các kỹ thuật công nghệ được sử dụng phổ biến nhất quá trình phân tích hàm lượng kim loại nặng tồn tại trong thực phẩm là phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ phát xạ quang plasma (ICP-OES) hoặc quang phổ khối phổ plasma (ICP-MS).

Bấm để tham khảo thêm bài viết ứng dụng của chúng tôi

Một số dòng sản phẩm liên quan:

          

>>Xem tiếp phần 2 tại đây

Quý khách cần hỗ trợ thêm thông tin về bài viết có thể điền vào form thông tin dưới đây: