Kiểm nghiệm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Phần 2)

phần 2 của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng về các giải pháp cho kiểm nghiệm dinh dưỡng trong thực phẩm đồ uống. (Xem lại phần 1 tại đây)

B. Kiểm nghiệm dinh dưỡng

Proximates

Ngày nay, hầu hết sản phẩm thực phẩm đều có nhãn dinh dưỡng hợp chuẩn theo quy định. Điều này nhằm đảm bảo người tiêu dùng nhận biết được các thành phần dinh dưỡng chứa trong thực phẩm, giúp họ hiểu rõ hơn và dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với chế độ ăn của bản thân.

Nhãn dinh dưỡng hiển thị thông tin về tổng lượng calo của sản phẩm thực phẩm cũng như tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa, cholesterol, natri, chất xơ thực phẩm carbohydrate, đường, protein, vitamin, canxi và sắt. Một số thông tin bổ sung liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm như ít chất béo, nhiều chất xơ hoặc không có chất béo cũng có thể được nêu trên nhãn của sản phẩm.

Tuy nhiên, nhãn dinh dưỡng theo tiêu chuẩn bắt buộc phải chứa và trình bày cụ thể thông tin hàm lượng của năm thành phần dinh dưỡng sau: protein, chất béo, độ ẩm, khoáng chất và cacbohydrat, trong đó bản chất các thành phần này được gọi là “proximates”.

Về mặt phân tích, hàm lượng bốn trong số năm thành phần bên trên thu được thông qua các phản ứng hóa học và thí nghiệm, thành phần thứ năm, cacbohydrat, được tính toán dựa trên ước tính của bốn thành phần còn lại. Proximates gần như luôn luôn chiếm 100% của một sản phẩm thực phẩm; bất kỳ độ lệch nào so với 100% đều hiển thị độ phân giải của thử nghiệm hóa học, vì những thay đổi nhỏ trong khi thực hiện mỗi thí nghiệm sẽ tích lũy dần hoặc xếp chồng lên nhau hình thành nên Proximates với độ lệch chuẩn lớn.

Các sản phẩm liên quan

          

Đường và Carbonhydrate
 
Nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng cùng với sự phát triển của các yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng đã làm cho việc phân tích đường và carbohydrate trở thành một nhu cầu thiết yếu trong ngành Thực phẩm và Đồ uống.

Ngoài chức năng là nguồn cung cấp năng lượng và cung cấp hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, carbohydrate còn góp phần tạo nên vị ngọt, hình dáng và đặc điểm kết cấu của nhiều loại thực phẩm. Vì một số lí do, việc phải xác định loại và nồng độ carbohydrate trong thực phẩm đóng vai trò quan trọng.

  • Tiêu chuẩn Nhận dạng – thực phẩm phải chứa các thành phần phù hợp với quy định của chính phủ
  • Ghi nhãn dinh dưỡng – nhằm thông báo cho người tiêu dùng về hàm lượng dinh dưỡng chứa trong thực phẩm.
  • Phát hiện sự pha trộn – mỗi loại thực phẩm đều có một "dấu vân tay" carbohydrate.
  • Chất lượng thực phẩm – các đặc tính hóa lý của thực phẩm như vị ngọt, hình thức, độ ổn định và kết cấu phụ thuộc vào loại và nồng độ của cacbohydrat có trong thực phẩm.
  • Kinh tế - ngành công nghiệp không muốn lãng phí các thành phần đắt tiền
  • Chế biến thực phẩm – để quá trình chế biến thực phẩm đạt chất lượng cao còn phụ thuộc vào loại và nồng độ carbohydrate có trong nó.

Các kỹ thuật quang phổ, kỹ thuật phân tách và sự kết hợp đa dạng của chúng là những phương pháp chính được sử dụng để phân tích carbohydrate trong thực phẩm. Ngoài ra, một số phương pháp tiếp cận khác dựa trên việc sử dụng cảm biến hoặc phương pháp vật lý bao gồm phép đo phân cực, chiết suất và tỷ trọng cũng được sử dụng.

Việc phát triển các phương pháp phân tích mới để phân tách, xác định và định lượng cacbohydrat có tầm quan trọng rất lớn trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Do đó, kiến thức về chất lượng và hàm lượng carbohydrate trong trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm tự nhiên khác là điều cần thiết để xác định đặc tính thực phẩm và các đặc điểm quan trọng như hương vị, độ chín, chất lượng, tính xác thực, điều kiện bảo quản,… Khả năng nhận biết tốt về thành phần carbohydrate là điều kiện bắt buộc trong thời đại ngày nay, không chỉ để hỗ trợ cho việc sản xuất thực phẩm lành mạnh hơn mà còn có thể đánh giá và hiểu rõ được vai trò của chúng đối với một số chức năng trong cơ thể con người.

Các sản phẩm liên quan

     

Axit béo, Vitamin, Khoáng chất & Axit amin

Chất dinh dưỡng thiết yếu là những hợp chất mà cơ thể không thể tạo ra hoặc có thể tạo ra nhưng không đủ số lượng để cung cấp cho nhu cầu hoạt động của con người. Theo WHO, những hợp chất dinh dưỡng này đến từ thực phẩm và đóng vai trò quan trọng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật, thúc đẩy quá trình phát triển cũng như đem lại một sức khỏe tốt cho con người.

Chất dinh dưỡng thiết yếu có thể được chia thành hai loại: chất dinh dưỡng đa lượngvi lượng. Các chất dinh dưỡng đa lượng thường tồn tại rất nhiều trong thức ăn với hàm lượng lớn bao gồm các thành phần cơ bản như là: protein, carbohydrate và chất béo - cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống của cong người. Vitamin và khoáng chất là chất dinh dưỡng vi lượng, là hợp chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu các hợp chất này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các thực phẩm dinh dưỡng hiện nay được cung cấp rộng rãi trên thị trường, nhưng hầu hết người tiêu dùng đều muốn biết chính xác có những hợp chất gì bên trong các sản phẩm mà họ đang tiêu thụ. Các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ cho việc tập thể thao, đồ uống thay thế bữa ăn, công thức y tế, vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung tự nhiên tạo nên một thị trường khổng lồ cho những đối tượng khó tính. Việc kiểm tra dinh giúp các nhà sản xuất đảm bảo rằng sản phẩm của họ chứa đúng hàm lượng dưỡng chất axit amin, axit béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin, chất kháng dinh dưỡng, enzym và các thành phần quan trọng khác.

Các sản phẩm liên quan

     

Phụ gia thực phẩm

Các chất được thêm vào thực phẩm hiện nay để duy trì hoặc cải thiện tính an toàn, độ tươi, mùi vị, kết cấu hoặc hình thức của thực phẩm được gọi là chất phụ gia. Chúng bao gồm chất chống oxy hóa, chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất chống nhiễm khuẩn,… để bảo toàn chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm hoặc tăng cường tính ổn định của thực phẩm.

Điểm khởi đầu để xác định liệu phụ gia thực phẩm có thể được sử dụng mà không có tác hại hay không là thiết lập lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI). ADI là một ước tính về lượng chất phụ gia trong thực phẩm hoặc nước uống có thể được tiêu thụ hàng ngày một cách an toàn trong suốt cuộc đời mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các sản phẩm liên quan

         

Hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của sản phẩm được xác định bằng cách bảo quản sản phẩm trong các điều kiện bảo quản điển hình mà sản phẩm sẽ trải qua và đo lường những thay đổi xảy ra (hóa học, vi sinh và vật lý) trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi sản phẩm trở nên không thể chấp nhận được đối với người tiêu dùng. Các nhà sản xuất thực phẩm luôn chịu áp lực phải tung ra các sản phẩm mới trong thời gian ngắn và thường không có đủ thời gian để kiểm tra thời hạn sử dụng theo thời gian thực.

Kiểm tra thời hạn sử dụng cấp tốc (ASLT) là phương pháp gián tiếp để đo lường và ước tính độ ổn định của sản phẩm bằng cách bảo quản sản phẩm trong các điều kiện được kiểm soát làm tăng tốc độ phân hủy xảy ra của sản phẩm trong điều kiện bảo quản bình thường. Ngoài dự đoán về độ ổn định của sản phẩm bao gồm cả màu sắc, ASLT còn hữu ích cho một số mục đích khác, ví dụ: để xác định độ an toàn của sản phẩm trong các điều kiện bảo toản không tốt, để khắc phục sự cố trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm và đánh giá hiệu năng của bao bì đóng gói sản phẩm.

Tham khảo thêm bài viết tại đây. 

Các sản phẩm liên quan

Quý khách cần hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ:

Ms. Lê Thị Thùy Trang, Phòng Marketing, DKSH. 

📞 Điện thoại: (+84) 906 654 815

✉ Email: tecinfo.vn@dksh.com

Để được hỗ trợ thêm thông tin về bài viết, quý khách có thể điền vào form thông tin dưới đây: