Hội thảo online: Giới thiệu về tán xạ ánh sáng động

Làm thế nào có thể áp dụng giải pháp tán xạ ánh sáng động cho nghiên cứu, chế tạo và phát triển vắc-xin?

Tán xạ ánh sáng động (DLS), đôi khi được gọi là quang phổ tương quan Photon (Photon Correlation Spectroscopy) hoặc tán xạ ánh sáng chuẩn đàn hồi (Quasi-Elastic Light Scattering), là một kỹ thuật được sử dụng để đo kích thước hạt cỡ micro mét (sub-micron), phân tán trong chất lỏng.

DLS thường được sử dụng để đo kích thước hạt của các hạt cỡ micro mét (sub-micron), được ứng dụng trên các ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ, trong lĩnh vực vắc xin hoặc các công thức sinh học, được sử dụng trong nghiên cứu và phát triển, tìm công thức, giám sát quá trình, kiểm soát chất lượng, nghiên cứu độ ổn định, động học hòa tan, kiểm tra chất lượng, và các giai đoạn khác trong vòng đời của các loại thuốc trong công nghiệp dược phẩm/ dược phẩm sinh học/ sinh học.

Trong vắc-xin và các công thức sinh học, hiểu được sự ổn định của các phân tử sinh học là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và khả năng miễn dịch. Các phân tử sinh học không ổn định sẽ bị biến tính và kết tụ lại. Các yếu tố ảnh hưởng có thể là nồng độ phân tử hoặc mức độ khuấy trộn. Do đó, điều quan trọng là cần theo dõi cẩn thận các phân tử trong suốt quá trình chế tạo; từ quan điểm của R&D, phát triển công thức, giám sát quá trình cho đến sản xuất hàng loạt.

Trong thiết bị DLS truyền thống, ánh sáng tán xạ được phát hiện ở một góc duy nhất và sau đó thuật toán tương quan sẽ xác định tốc độ khuếch tán của hạt, và cuối cùng là xác định phân bố kích thước hạt. Bởi vì hướng và số lượng photon phân tán phụ thuộc vào kích thước của hạt, đối với hỗn hợp nhiều loại hạt thì tín hiệu thu ở một góc sẽ không thể hiện đầy đủ sự hiện diện của các hạt thực có. Tán xạ ánh sáng đa góc (MADLS) khắc phục được nhược điểm này bằng cách tự động kết hợp các biểu đồ tương quan từ nhiều góc đo để mang lại kết quả chính xác, không tùy thuộc góc đo, với độ phân giải được cải thiện, phù hợp để so sánh với dữ liệu từ các kỹ thuật đối chứng.

Hội thảo online này với sự tham dự bởi Tiến sĩ Alex van Herk đến từ A* START Institute of Chemical and Engineering Science (Singapore) và Tiến sĩ Anand Tadas, chuyên gia ứng dụng khu vực của Malvern Panalytical, người có nhiều kiến ​​thức về sinh học và DLS. Các chuyên gia sẽ trình bày nâng cao về nghiên cứu hạt nano bằng kỹ thuật DLS, tập trung nhiều vào ứng dụng vắc-xin cũng như các vật liệu khác. Bạn đang quan tâm để cải thiện quy trình R&D và sản xuất và mong muốn có thêm kiến ​​thức về các ứng dụng phân phối kích thước hạt bằng DLS? Đăng ký tham dự hội thảo ngay với chúng tôi.

Nội dung hội thảo online:

  • Công nghệ tán xạ ánh sáng động hoạt động như thế nào?
  • Hạn chế của công nghệ tán xạ ánh sáng động
  • Làm thế nào các hạn chế của kỹ thuật DLS truyền thống có thể được khắc phục bằng kỹ thuật mới MADLS và Adaptive correlation

Thông tin hội thảo online:

  • Thời gian: lúc 12:00pm ngày 20/05/2020
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh
  • Diễn giả: Dr. Anand Tadas, Chuyên gia kỹ thuật khu vực của Malvern Panalytical và Tiến sĩ Alex van Herk đến từ A* START Institute of Chemical and Engineering Science (Singapore)


Để đăng ký tham dự hội thảo, Quý khách vui lòng liên hệ:

Ms. Nguyễn Thị Mai Trâm

Email: tecinfo.vn@dksh.com

Điện thoại: 0906 654 815

Hoặc đăng ký đầy đủ thông tin như form bên dưới và ghi chú tên hội thảo:

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên