Công nghệ phân tích kiểm soát hạt vi nhựa trong nghiên cứu, sản xuất
Công nghệ phân tích kiểm soát hạt vi nhựa trong nghiên cứu, sản xuất
Tháng 6 vừa rồi, theo thông tin từ trang Reuters, 2 nhà sản xuất bình sữa cho trẻ em là Philips North America (Philips Avent) và Handi-Craft Company (Dr. Brown’s) đã bị kiện theo đơn kiện tập thể đề xuất tại tòa án liên bang California. Theo đó, lý do là bởi vì họ đã không cảnh báo cho các bậc phụ huynh rằng một số bình sữa được làm bằng nhựa có chứa polypropylen. Điều này có nghĩa là khi tiệt trùng, những bình sữa này có khả năng giải phóng hạt vi nhựa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc với hạt vi nhựa có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, sinh sản và miễn dịch.
Hạt vi nhựa (microplastics) là các mảnh nhỏ của nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm, có thể có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau như các sản phẩm tiêu dùng nhựa hay các sản phẩm nhựa phế thải,...
Theo nghiên cứu tổng quan của Anh, việc trẻ nhỏ tiếp xúc với hạt vi nhựa tồn tại rất nhiều rủi ro, bao gồm rối loạn thính giác, béo phì, suy chức năng tuyến giáp, giảm chất lượng tinh dịch, tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2, hen suyễn ở trẻ em,... Vì vậy, trước khi có những nghiên cứu chắc chắn về tác hại của hạt vi nhựa (microplastic) lên sức khỏe con người thì nên hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc và hấp thu những phân tử này.
Kiểm soát hạt vi nhựa trong sản xuất nhựa là một phần quan trọng của nỗ lực toàn cầu nhằm giảm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như ô nhiễm môi trường, nhà nước cũng đưa ra nghị định quy định về vi nhựa trong sản phẩm và hàng hóa (Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Hiện nay, các quốc gia và tổ chức quốc tế đang tìm cách hạn chế sử dụng vi nhựa trong sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, xu hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ kiểm soát sản xuất nhựa ít chứa vi nhựa hơn hoặc thậm chí không chứa vi nhựa đang dần được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, bên cạnh đó cũng tồn đọng nhiều khó khăn và thách thức như về chi phí sản xuất, công nghệ,…
Công nghệ phân tích hạt vi nhựa trong nghiên cứu, sản xuất
Phương pháp nào tối ưu trong phân tích hạt vi nhựa và phù hợp cho nhu cầu của từng khách hàng? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều nhà sản xuất trong thời điểm này.
Có 2 phương pháp phổ biến trong phân tích hạt vi nhựa: GC/MS và kỹ thuật vi phổ hồng ngoại LDIR. Mỗi phương pháp cung cấp thông tin khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.
GC/MS có thể cung cấp thông tin rất chính xác và chi tiết về khối lượng tổng của các polymer, phụ gia và các chất khác có mặt trong mẫu. Tuy nhiên, hệ thống này không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về các hạt vi nhựa chính, bao gồm số lượng hạt, kích thước, diện tích bề mặt,…
Công nghệ vi phổ hồng ngoại LDIR có thể cung cấp thông tin chi tiết về từng hạt vi nhựa (kích thước, hình dạng, định danh hóa học,...) nhưng không thể cung cấp thông tin về khối lượng tổng. Mặc dù một số nghiên cứu cũng dự đoán khối lượng tổng sau khi phân tích bằng phổ học, kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo.
Công nghệ vi phổ hồng ngoại – LDIR
Công nghệ phổ hồng ngoại trực tiếp laser (LDIR) là giải pháp hiệu quả, là công nghệ tối ưu nhất trong phân tích hạt vi nhựa.
Công nghệ vi phổ hồng ngoại (LDIR - Long-wavelength Infrared) là kỹ thuật mới trong phổ hồng ngoại (IR spectroscopy), một loại công nghệ dùng để quan sát và phát hiện nhiệt độ của các vật thể dựa trên bức xạ hồng ngoại dài (long-wavelength infrared radiation). Phương pháp này được sử dụng để xác định thành phần hóa học, kích thước, hình dạng và tổng khối lượng của hạt vi nhựa.
Vi phổ hồng ngoại LDIR phát hiện các hạt vi nhựa bằng cách chụp ảnh nhanh của khu vực sử dụng ánh sáng IR thay vì camera quang để xác định vị trí, kích thước và hình dạng của các hạt. Các phổ sau đó có thể được thu từ các hạt riêng lẻ và so sánh với thư viện dữ liệu tích hợp, với kết quả được trình bày trong thời gian thực.
Hệ thống vi phổ hồng ngoại LDIR 8700 từ Agilent
Hệ thống vi phổ hồng ngoại (Laser Direct Infrared - LDIR) từ Agilent đã đưa ra phương pháp kết hợp phân tích phổ và hình ảnh. Công nghệ “Quantum Cascade Laser” (QCL - tạm dịch “Laser tầng lượng tử” hay “Laser bán dẫn”) có khả năng kết hợp với hệ quang học quét nhanh, cung cấp tức thì hình ảnh chất lượng cao và dữ liệu phổ. Với việc sử dụng thiết bị Agilent 8700 LDIR, chúng ta có thể:
Phân tích mẫu trong vài phút thay vì phải mất hàng giờ
Gọi tên thành phần hóa học cũng như kích thước và hình dạng của hạt vi nhựa trong các mẫu
Thu thập dữ liệu thống kê hữu ích nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu hạt vi nhựa.
Thu thập nhanh hình ảnh chi tiết từ một diện tích mẫu lớn bằng phần mềm trực quan Agilent Clarity.
Hệ thống vi phổ hồng ngoại LDIR Agilent 8700 đưa ra một loạt nhiều số liệu thống kê, bao gồm kích thước, hình dạng, số lượng hạt cho từng loại vi nhựa, định danh và định lượng hạt vi nhựa có ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như chuỗi thực phẩm.
Tại Việt Nam, hiện tại Agilent là hãng sản xuất duy nhất cung cấp hệ thống về vi phổ hồng ngoại LDIR. DKSH – đơn vị phân phối độc quyền các dòng thiết bị quang phổ của Agilent tại Việt Nam, trong đó có dòng thiết bị vi phổ hồng ngoại LDIR.
Cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng liên hệ:
Phòng Marketing, DKSH
📞 Điện thoại: (+84) 906 654 815
✉ Email: tecinfo.vn@dksh.com
Hoặc để lại thông tin như form bên dưới: